Cầu trục dầm đôi hay còn gọi là cầu trục hai dầm, cẩu trục dầm đôi, cẩu dầm đôi, cẩu đôi, v.v… được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất thép, sản xuất bê tông, trong các ngành công nghiệp nặng như đóng tầu, thủy điện, nhiệt điện, sản xuất kết cấu hạng nặng, v.v…
Kết cấu cầu trục dầm đôi rất đa dạng, có thể sử dụng dầm tổ hợp hàn, dầm thép cán nóng hoặc dạng giàn hoặc tổ hợp của các kiểu kết cấu trên, v.v… nhưng đều đảm bảo dầm chịu lực (dầm chính) là hai dầm (dầm đôi), có ray di chuyển đặt phía trên đỉnh dầm và hệ thống palăng (tời nâng, xe con) được đặt phía trên của hệ ray và di chuyển dọc dầm này.

Cầu trục dầm đôi 10 Tấn
Cầu trục dầm đôi rất đa dạng về tải trọng, nhưng thông dụng nhất là một số tải trọng “tiêu chuẩn” như sau:
- Cầu trục dầm đôi 2 tấn
- Cầu trục dầm đôi 3 tấn
- Cầu trục dầm đôi 5 tấn
- Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn
- Cầu trục dầm đôi 10 tấn
- Cầu trục dầm đôi 15 tấn
- Cầu trục dầm đôi 20 tấn
- Cầu trục dầm đôi 25 tấn
- Cầu trục dầm đôi 30 tấn
- Cầu trục dầm đôi 35 tấn
- Cầu trục dầm đôi 50 tấn

Cầu trục dầm đôi 32/5 Tấn

Cầu trục dầm đôi sử dụng 2 xe con
Ưu nhược điểm của cầu trục dầm đôi là gì?
Cầu trục dầm đôi có một vài ưu nhược điểm nổi bật như sau:
- Ưu điểm của cầu trục dầm đôi: Vì là cầu trục hai dầm nên cầu trục dầm đôi có kết cấu chắc chắn; cứng vững, vận hành êm dịu, khả năng nâng tải và khẩu độ rất lớn (tải trọng nâng có thể lên đến 500 tấn và khẩu độ đến 50m), cường độ làm việc lên đến rất nặng; liên tục, môi trường làm việc từ nhẹ đến khắc nghiệt (như môi trường nhiệt độ cao, nhiều bụi hoặc hóa chất ăn mòn, v.v…).
- Nhược điểm của cầu trục dầm đôi: Chi phí đầu tư ban đầu của cầu trục dầm đôi cao hơn cầu trục dầm đơn với cùng tải trọng và khẩu độ.
Khi nào bạn nên lựa chọn cầu trục dầm đôi?
Bạn nên lựa chọn cầu trục dầm đơn khi: Trong hầu hết các trường hợp, nếu khả năng tài chính cho phép thì bạn nên lựa chọn cầu trục dầm đôi.